Lịch sử Sony Mobile

Công ty Thụy Điển Ericsson đã sản xuất điện thoại di động từ những năm 1980, thiết bị cầm tay đầu tiên của họ mang tên Hotline Pocket được giới thiệu vào năm 1987. Tại Hoa Kỳ, Ericsson đã hợp tác với General Electric vào đầu những năm 1990 để tạo ra Ericsson Mobile Communications (ECS), chủ yếu để thiết lập nhận diện thương hiệu tại Hoa Kỳ. General Electric sau đó đã dừng hợp tác.

Ericsson sau đó sử dụng chip cho điện thoại của mình từ nhà máy của PhilipsNew Mexico. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2000, nhà máy của Philips bị cháy, đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung ứng linh kiện cho Ericsson[7]. Thời điểm đó, Ericsson là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 thế giới sau NokiaMotorola.[8]

Con Sony lúc đó mới bước chân vào thị trường thị trường điện thoại di động, với thị phần chưa đến 1% vào năm 2000. Đến tháng 8 năm 2001, hai công ty đã hoàn tất các điều khoản của việc thành lập một liên doanh. Ericsson đã đóng góp phần lớn công ty Ericsson Mobile Communications, còn Sony đóng góp toàn bộ bộ phận điện thoại của mình. Sony Ericsson ra đời với 3.500 nhân viên.[9]

2001 đến 2010

Sony Ericsson tập trung vào các mẫu điện thoại di động có chức năng nghe nhạc kỹ thuật số và camera chất lượng cao. Liên doanh có mức doanh số tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận không có sự tăng trưởng như kỳ vọng.

Các lô hàng điện thoại của Sony Ericsson đã giảm từ mức 30,8 triệu trong quý 4 năm 1999 xuống chỉ còn 8,1 triệu trong quý 1 năm 2003[10]. Công ty đã lỗ ròng trong 6 trong số 15 quý và ​​dự trữ tiền mặt giảm từ 2,2 tỷ euro xuống còn 599 triệu euro, và phải nhận khoản trợ cấp trị giá 375 triệu euro từ các công ty mẹ. Sự lỗi thời của hệ điều hành Symbian và sự vươn lên mạnh mẽ của iPhone của Apple và sau đó là Android của Google, đã ảnh hưởng sâu sắc vị trí của Sony Ericsson, NokiaMotorola trên thị trường. Kể từ sự kiện Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào quý 3 năm 2007, định nghĩa lại thiết kế của điện thoại di động trong tương lai, Sony Ericsson đã trượt dài trong thua lỗ.

Sony Ericsson đã bị đối thủ Hàn Quốc LG Electronics vượt qua trong quý 1 năm 2008. Lợi nhuận của công ty giảm 43% xuống còn 133 triệu euro (tương đương 180 triệu USD), doanh số giảm 8% và thị phần giảm từ 9,4% xuống còn 7,9 %. Lợi nhuận ròng giảm 97% trong quý 2 năm 2008, và phải cắt giảm 2.000 việc làm, cùng thời gian đó Motorola cũng gặp khó khăn tương tự.[11]

Vào tháng 6 năm 2008, Sony Ericsson có khoảng 8.200 nhân viên. Đến cuối năm 2009, họ đã cắt giảm khoảng 5.000 lao động toàn cầu[12][13] và đóng cửa các trung tâm nghiên cứu ở Chadwick House, Birchwood (Warrington) ở Anh; Miami, Seattle, San Diego, Raleigh, Bắc Carolina ở Hoa Kỳ[14]; Chennai (Tamil Nadu) ở Ấn Độ; Hässleholm và Kista ở Thụy Điển và các hoạt động tại Hà Lan.[15][16][17]

2011 đến nay

Vào ngày 27 tháng 10 năm 2011, Sony tuyên bố sẽ mua lại cổ phần của Ericsson trong Sony Ericsson với giá 1,05 tỷ euro (1,47 tỷ USD), biến doanh nghiệp điện thoại di động này trở thành công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony. Giao dịch dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2012.[18] Ngày 26 tháng 1 năm 2012, Liên minh Châu Âu đã phê duyệt việc mua lại[19]. Ngày 16 tháng 2 năm 2012, Sony tuyên bố đã hoàn tất việc mua lại Sony Ericsson.

Vào tháng 9 năm 2014, Sony tuyên bố nhận khoản phí tổn thất 1,3 tỷ euro cho bộ phận Sony Mobile và cắt giảm 15% lao động, tương đương với khoảng 1000 nhân viên cũ của liên doanh Sony Ericsson.[20]

Ngày 7 tháng 1 năm 2013, Sony Mobile đã hoàn thành việc chuyển trụ sở chính từ Lund, Thụy Điển sang Tokyo, Nhật Bản (quê nhà của Sony).[21] Sony Mobile Communications đã quyết định dừng sản xuất các điện thoại cơ bản vào tháng 9 năm 2012, chỉ tập trung hoàn toàn vào phân khúc điện thoại thông minh chạy Android.[22]

Sony Mobile là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư thế giới theo thị phần trong quý IV năm 2012 với 9,8 triệu chiếc được xuất xưởng.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2012, Sony tuyên bố mua lại Gaikai, một dịch vụ đám mây để hỗ trợ việc mở rộng lĩnh vực chơi game.[23] Logo Sony Ericsson Liquid Energy, là logo hình tròn đặc trưng cho của điện thoại Sony Ericsson, sẽ bị loại bỏ và thay thế mới từ năm 2013.

Những điện thoại cuối cùng có logo Liquid Energy là Sony Xperia T và Sony Xperia TX, và những điện thoại đầu tiên bị loại bỏ là Sony Xperia J và Sony Xperia V. Tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng 2013 Sony Xperia Z và Sony Xperia ZL đã được công bố.[24]

Tuy nhiên các nỗ lực cải tổ không cứu Sony Mobile khỏi đà suy thoái, trong quý cuối cùng của năm 2015, Sony Mobile lần đầu tiên rớt khỏi danh sách 10 nhà cung cấp điện thoại thông minh có thị phần cao nhất thế giới.[25] Tính đến quý 2 năm 2018, thị phần điện thoại của Sony Mobile tại Nhật Bản là 12,5%, sau Apple và Sharp.[26]

Tháng 5 năm 2019, Sony rút khỏi thị trường Việt Nam. Đến đầu năm 2020, trang web của Sony Mobile đóng cửa, dòng điện thoại Sony Xperia hiện giờ do mảng sản xuất máy ảnh của Sony sản xuất, có các phiên bản phân khúc cao cấp và tầm trung.[27]

  • Sony Xperia S
  • Sony Xperia X
  • Sony Xperia Z Ultra
  • Sony Xperia XZ2

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sony Mobile http://www.g4tv.com/thefeed/blog/post/725511/sony-... http://timesofindia.indiatimes.com/tech/news/telec... http://www.world.sony.com/SonyInfo/IR/info/2011102... http://www.sony.com http://www.sonyericsson.com/cws/corporate/press/pr... http://www.sonyericsson.com/cws/corporate/press/pr... http://www.sonyericsson.com/cws/corporate/press/pr... http://www.sonyericsson.com/cws/corporate/press/pr... http://www.sonyericsson.com/cws/products/mobilepho... http://www.sonyericsson.com/cws/products/mobilepho...